Cá tầm là một đặc sản cực kỳ thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Loài cá này có giá trị kinh tế cao nên hiện nay đang được khuyến khích nuôi rộng rãi. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm và cách nuôi cá tầm.
Nguồn gốc và đặc điểm cá tầm
Cá tầm là một chi cá có tên khoa học là Acipenser. Đây là chi cá cổ nhất còn tồn tại đến tận bây giờ. Cá tầm được tìm thấy lần đầu tiên tại các nước châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Tại nước Anh, nó được xem là loài cá hoàng gia. Ở nước ta cá này cũng được coi là đặc sản quý hiếm có giá đắt đỏ hơn nhiều so với các loại cá khác.
Cá có kích thước khá lớn, trung bình chúng dài từ 2-2,5 m, nhưng cũng có những chú cá tầm có kích thước lớn hơn rất nhiều. Đặc điểm nổi bật của cá tầm là có thân hình thuôn dài, có chiếc mõm hình nem cong vút để thuận tiện cho việc tìm kiến thức ăn. Mũi có có râu, đuôi cá chẻ đôi, hai bên thân cá có vây không liền mạch.
Loài cá này có cơ quan xúc giác rất nhạy bén giúp phát hiện thức ăn dễ dàng. Cá có màu trắng xám hoặc đen xám. Đây là loài cá da trơn, không vảy, trên da của chúng có lớp nhớt như lươn. Cá này không có răng. Được biết, hiện nay cá có tới 21 loại khác nhau phân bổ đồng đều. Ở nước ta hiện nay cá có 4 loại cá tầm được nuôi phổ biến đó là cá tầm Siberi (Acipenser baerii), cá tầm beluga (Husohuso), cá tầm Nga (A. gueldenstaedtii) và cá tầm sterlet (A. ruthenus).
Môi trường sống của cá
Cá chủ yếu sinh sống ở biển nhưng đến thời kỳ đẻ trứng chúng lại quay ngược dòng trở lại các con sông. Cũng có một số lượng ít sống hoàn toàn ở khu vực nước ngọt.
Do bàn tính ưa lạnh nên cá này sống ở tầng đáy. Chúng sinh sống ở nơi có nguồn nước sạch tự nhiên có lượng oxi hòa tan cao.
Kỹ thuật nuôi cá tầm
Như đã nói ở trên cá sống trong môi trường nước sạch có lượng oxy hòa tan cao thường trên 6mg/lít. Nhiệt độ lý tưởng để cá tầm phát triển tốt là từ 18-27 độ C. Ở nhiệt độ cao hơn cá sinh trưởng kém dễ bệnh tật hoặc nặng hơn là chết.
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong môi trường sống của cá vì thế người nuôi cần đặc biệt chú ý đến yếu tố này để lựa chọn vị trí nuôi cá tầm thích hợp. Ở nước ta các vùng cao như Sapa là địa điểm nuôi cá tầm lý tưởng. Ngoài ra, cá còn được nuôi nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
Về cá giống, ở những nước có cá tầm tự nhiên sinh sống như Nga, Mỹ, Iran, Trung Quốc, v.v… người ta thường đánh bắt cá bố mẹ trên đường chúng di cư để đẻ trứng và tiến hành thụ tinh ấp trứng trong điện kiện nhân tạo.
Cá tự nhiên ăn các loại cá nhỏ, các loài động vật nhỏ như tôm, cua vì chúng không có răng. Khi nuôi cá người ta chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp và một phần là tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên như sinh vật phù du, tôm tép, cá nhỏ… Thông thường, người ta cho cá ăn 4 lần/ ngày và điều chỉnh khẩu phần ăn tùy thuộc vào lứa tuổi.
Khi nuôi cá cần chú ý vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, loại bỏ rác thải thường xuyên. Định kỳ 20-30 ngày bạn cần tiền hành vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ.
Trên đây là một số đặc điểm về ngoại hình, môi trường sống và cách nuôi cá tầm. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về giống cá đặc sản này.